ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Đăng ký Sở hữu trí tuê đối với Logo

Logo là biểu tượng, dấu hiệu nhận diện của một đối tượng và dùng để phân biệt với đối tượng khác. Các đơn vị sở hữu logo đều rất quan tâm đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ, bảo hộ cho logo của mình. ANT Lawyers xin giới thiệu đến Quý khách hàng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ đối với logo.
Logo có 2 hình thức bảo hộ: quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và bảo hộ nhãn hiệu.
  1. Đăng ký quyền tác giả đối với logo.
Khi lựa chọn phương thức bảo hộ logo bằng phương thức đăng ký bản quyền tác giả, hình thức phù hợp với logo là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với logo gồm có:
  • Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;
  • 02 mẫu logo cần đăng ký bản quyền tác giả;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có nhiều tác giả);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Bản quyền tác giả – Bộ văn hóa, thể thao và du lịch.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với logo.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm có:
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu (mẫu logo);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Khi đăng ký nhãn hiệu cho logo, người nộp đơn cần xác định rõ nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ Ni – xơ 10.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục sở hữu trí tuệ – Bộ khoa học và công nghệ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: từ 10 đến 12 tháng kể từ ngày nộp đơn (trường hợp phải sửa đổi bổ sung đơn hoặc bị phản đối sẽ kéo dài hơn).
  1. ANT Lawyers hộ trợ khách hàng.
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan/đăng ký nhãn hiệu;
– Đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đại diện theo dõi quy trình xử lý đơn và thông báo kết quả đến khách hàng;
– Đại diện soạn thảo các công văn, giải trình, trả lời cơ quan giải quyết hồ sơ;
– Đại diện nhận kết quả và bàn giao kết quả.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Các tài liệu cần cung cấp khi thành lập công ty TNHH một thành viên

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau việc thành lập doanh nghiệp lại đòi hỏi cần chuẩn bị những thủ tục tài liệu khác nhau.

Các tài liệu cần cung cấp khi thành lập công ty TNHH một thành viên
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân:
Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: 

 Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân như:Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực ( đối với công dân việt nam); Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực( đối với người nước ngoài).
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Có phải thành lập Công Đoàn cho Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam?

Bạn đọc hỏi:
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có 12 lao động phải thành lập tổ chức công đoàn không? Nếu không thành lập tổ chức công đoàn có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 5, Luật Công đoàn năm 2012 về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn quy định “Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam”.

Điều 1, Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định “Người lao động Việt Nam làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị -xã hội- ghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; người lao động tự do hợp pháp không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập tổ chức công đoàn”.  
Căn cứ các quy định trên, nếu người lao động ở Văn phòng của bạn (là người có quốc tịch Việt Nam) nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện xin gia nhập tổ chức công đoàn sẽ được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.       
Ở Văn phòng của bạn nếu có ít nhất 5 lao động có đơn xin gia nhập tổ chức công đoàn sẽ thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở tại Văn phòng.
         
       Nếu không thành lập tổ chức công đoàn có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.  Khoản 3, Điều 24 Vi phạm quy định về công đoàn 
 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
– Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn;
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Tư vấn triển khai thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài

Sau khi dự án đầu tư ra nước ngoài được chấp thuận, nhà đầu tư phải thực hiện các công việc triển khai dự án theo quy trình dưới đây:

1. Thông báo thực hiện dự án đầu tư
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải có văn bản thông báo thực hiện dự án đầu tư kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Trường hợp có sự thay đổi về các nội dungnày, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi, nhà đầu tư có văn bản thông báo về nội dung thay đổi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.  Báo cáo thực hiện dự án đầu tư
Hàng năm, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có văn bản báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
3. Thời hạn triển khai dự án đầu tư
– Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc văn bản đề nghị chấm dứt dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc chấp thuận chấm dứt dự án đầu tư, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Việc gia hạn triển khai dự án đầu tư được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng.
4. Thanh lý dự án đầu tư
Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư.
Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn thanh lý, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện một lần và không quá 06 tháng.
Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Email: luatsu@antlawyers.com

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Giải quyết vụ án dân sự theo BLTTDS 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, các vụ việc dân sự được giải quyết theo thủ tuc tố tụng dân sự xảy ra sau ngày 01/7/2016 được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại BLTTDS mới này. BLTTDS đã có những thay đổi lớn lao trong quy trình giải quyết vụ việc dân sự so với BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. ANT Lawyers xin giới thiệu đến Quý khách hàng quy định về giải quyết vụ án dân sự.

1. Quyền khởi kiện
BLTTDS xác định đối tượng có quyền khởi kiện vụ án dân sự bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân với các điều kiện về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, để xác định một đối tượng có quyền khởi kiện vụ án dân sự hay không chúng ta phải căn cứ vào việc đối tượng đó có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự đó hay không. Đó cũng là định nghĩa dễ hiểu nhất về khái niệm đương sư – là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự. Người khởi kiện (nguyên đơn) là người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Người bị kiện (bị đơn) là người được cho rằng đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
Ngoài những đối tượng có quyền và nghĩa vụ trực tiếp trong vụ việc dân sự, đối tượng khác không có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng có quyền khởi kiện khi họ đứng ra bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước bị xâm phạm.
2. Phạm vi khởi kiện.
Một cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong một vụ án. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, tổ chức, cá nhân về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để cùng giải quyết trong một vụ án.
3. Thẩm quyền của Tòa án.
BLTTDS cùng với quy định về hệ thống tòa án theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã phân chia thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và tính chất của vụ việc. Theo đó:
– Các vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; các tòa chuyên trách khác có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự tương ứng.
– Tòa cấp huyện giải quyết các vụ việc chỉ gồm những yếu tố trong nước; Tòa cấp tỉnh giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài.
4. Chuẩn bị khởi kiện vụ án dân sự.
Để khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện cần chuẩn bị các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện
Thông thường đơn khởi kiện được làm theo mẫu do Tòa án địa phương ấn định và có các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
– Tên, nơi cư trú, làm việc/địa chỉ trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ;
– Tên, nơi cư trú, làm việc/địa chỉ trụ sở của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc/địa chỉ trụ sở của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
– Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bước 2: chuẩn bị tài liệu, chứng cứ gửi kèm. Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Giả sử trong trường hợp khởi kiện đòi tài sản trong quan hệ vay mượn, người khởi kiện phải đưa ra chứng cứ chứng minh về sự tồn tại của quan hệ vay mượn và quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Bước 3: nộp đơn khởi kiện. Có 3 hình thức gửi đơn khởi kiện như sau:
– Nộp trực tiếp
– Gửi theo đường bưu chính
– Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử.
5. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự.
Hiện nay nhu cầu được tư vấn giải quyết các vụ việc dân sự ngày càng phát triển, các vụ việc tương đối phức tạp. Thêm vào đó các chủ thể thường không có sự am hiểu pháp luật và trình tự tố tụng nên thường mất phương hướng và không biết cách giải quyết các vướng mắc của mình. ANT Lawyers với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và hướng dẫn Quý khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp dân sự, cụ thể:
  • Xác định nội dung vụ kiện, đối tượng tranh chấp, tòa án có thẩm quyền, thời hiệu khởi kiện, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hồ sơ;
  • Đưa ra phướng án cụ thể giải quyết tranh chấp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng;
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tiến hành điều tra, phân tích, thu thập các chứng cứ cần thiết, kiểm tra đánh giá chứng cứ trước khi giao nộp trướcTòa án;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án liên quan đến quan hệ dân sự có tranh chấp;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

Dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.

Hiện nay, việc đầu tư ra nước ngoài đang được khuyến khích đẩy mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa. Nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam kinh doanh, mở rộng thị trường, rút ngắn các khâu trung gian không cần thiết để tăng lợi nhuận, ngoài ra nhiều quốc gia có các chính sách ưu đãi về thuế lớn với nhà đầu tư nước ngoài như: Hongkong, Singapore, NewZeland,….
1. Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư ra nước ngoài:
Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực:
– Xuất khẩu nhiều lao động;
– Phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam;
– Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư;
– Tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Ngoài ra,
Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài:
Theo quy định tại điều 76 Luật Đầu tư  và Điều 4 Nghị định 78/2006/NĐ-CP thì Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
– Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
– Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Để đầu tư ra nước ngoài theo phương pháp đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải lập hồ sơ đăng ký với Cơ quan quản lý nhà nước về Đầu tư, cụ thể là Bộ kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài trước khi thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư tại nước ngoài.
ANT Lawyers với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, rất hân hạnh tư vấn và cung cấp cho Khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài:
– Tư vấn và cung cấp các quy định pháp luật liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài;
– Soạn thảo hồ sơ và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin Giấy chứng nhận đầu tư;
– Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đầu tư ra  nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền.
Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết, theo địa chỉ:

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Địa phương không được trực tiếp vay vốn nước ngoài

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, theo dự thảo Luật quản lý nợ công vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.

Theo dự luật, các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu huy động, sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và trình Thủ tướng phê duyệt.

Riêng với các khoản huy động nguồn vốn vay thương mại nước ngoài khác thì chỉ huy động cho mục đích vay về cho vay lại đối với chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn. Chủ các dự án có nhu cầu sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài cũng phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và sử dụng vốn vay, báo cáo Thủ tướng phê duyệt.

Thủ tướng sẽ kiểm soát nguồn vốn vay nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương. 
Về vốn vay ODA, dự luật cũng quy định các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhu cầu huy động, sử dụng phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, sử dụng vốn, trình Thủ tướng phê duyệt.

Báo cáo đề xuất phải chứng minh sự cần thiết của việc huy động vốn vay ODA, mục tiêu, quy mô đầu tư, các hạng mục dự án và kết quả đầu ra; cũng như đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng sinh lời, hoàn trả nợ.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thẩm định báo cáo đề xuất, trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo quy định pháp luật. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan uỷ quyền 

Ngoài ra, dự luật cũng quy định ngân sách trung ương, địa phương và các tổ chức tín dụng vay lại vốn ODA có trách nhiệm bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính. 

Dự luật quản lý nợ công được đưa ra trong bối cảnh các khoản nợ Chính phủ, nợ công của Việt Nam đã gần chạm trần cho phép. Nợ công của Việt Nam tính đến năm 2015 đạt trên 2,6 triệu tỷ đồng, bằng 62,2% GDP.  Tuy vẫn trong giới hạn cho phép song tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 (18,4% một năm) là khá cao, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Và con số nợ công theo nhiều tính toán đã có thể đạt 3 triệu tỷ đồng, tương đương 64,4% GDP, sát mức trần 65% GDP.